Nguyệt San Số 2


Việt Kiều


Tác giả: Phạm Hoàng Hôn
Thể loại: Truyện ngắn   

LTS: Phạm Hoàng Hôn là bút hiệu của một nông gia Việt Nam tại Virginia. Những truyện ngắn của ông mang tính hư cấu và thường miêu tả về thực tại sinh hoạt trong vùng Virginia. Lời văn bình dân mang tính châm biếm, làm cho người đọc thấy ngay một bức tranh hí họa....
V.T

         Mọi chuyện xãy ra ở Virginia đều tạo nên phong trào, như mấy năm trước đây có phong trào hát Karaoke, phong trào nhảy đầm, ai ai cũng đua đòi chạy theo để làm giàu cho các chủ shop, thiên hạ đua nhau đi mua đầu máy để hát karaoke và mướn vũ sư về nhà dạy nhảy...đầm, bây giờ thì đến phong trào về Việt Nam cưới vợ cũng không kém phần nhộn nhịp, có những chàng ngày xưa bị bà xã đì thẳng tay bởi các bà cầm trong tay lá bùa 'Lady first' có mọi quyền lực để sai bảo và bắt nạt chồng, không biết các bà hiểu nghiã chữ Lady first như thế nào mà các bà tự cho mình cái quyền tối thượng để làm ra những chuyện đau lòng, giờ đây hối hận thì đã muộn màng...như chuyện của anh Tám Tiền...vợ chồng anh đến thẳng Adelaide từ Malaysia và ở đây đến nay, nghe nói ngày xưa thời Việt Nam Cộng Hòa chị là người hiền hậu lo cho chồng hết mực, anh Tám là thầy giáo dạy cấp hai tuy đồng lương không cao lắm nhưng nhờ tính cần cù của chị và anh Tám dạy kè thêm nên vợ chồng chị sống khá dư dã, cuộc sống êm đềm trôi qua cho đến khi đấy nước lọt vào tay Cộng Sản, anh bị đưa đi họp tập cải tạo tư tưởng, họ nói với anh là chỉ đi học vài ngày, thế mà vài ngày của bọn chúng là vài năm, chị Tám một mình tần tảo nuôi chồng, tuy hai người lấy nhau đã lâu nhưng không có con, nơi chi ở cũng có nhiều chàng ngắm nghé thế mà chị vẫn một lòng chờ đợi anh Tám và sự chờ đợi của chị được hồi báo, anh Tám được thả về sau hai năm gọi là cải tạo mặc dầu anh chẳng biết mình phải cải tạo cái gì? trong thời gian anh bị bọn chúng nhốt ngày ngày chỉ đi đào đất khai mương, tối đến thì nghe bọn quản giáo chửi bới, tất cả người dân miền Nam  đều có tội với chúng, anh là thầy giáo nên tội anh càng cao bởi anh dám dạy cho bọn nhỏ biết thế nào là tự do dân chủ và tự do tôn giáo.. Đó là cái tội mà anh phải trả bằng hai năm ngồi tù...
        Khi được tha về anh trở thành 'mất dạy' bởi bọn đỉnh cao trí tuệ không cho anh hành nghề thầy giáo trở lại, hai vợ chồng xin về quê vợ (bởi anh thuộc diện mồ côi) làm ruộng tận miệt Cà Mau và nơi đây đã xãy ra chuyện làm thay đổi cả cuộc đời của vợ chồng anh Tám..
        Vào dịp tình cờ gặp lại đứa học trò của của anh đang sống bằng nghề đánh cá, hai thầy trò gặp nhau tay bắt mặt mừng, hắn nói nhỏ cho anh Tám biết là gia đình nó dự địng vượt biên, nếu anh muốn nó sẽ xin ba mẹ nó cho vợ chồng anh đi cùng và chuyến đi đó trót lọt đế Pilau Bidong Malaysia năm 1981, ở được 4 tháng rồi đươc Úc nhận đưa về định cư ở thành phố Adelaide , cuộc sống tạm ổn bở anh Tám bản tính năng động tuy anh là thầy giáo nhưng anh nhận làm tất cả mọi công việc, từ cắt nho, hái táo, hái dâu .v.v.. miển là công việc đàng hoàng, vợ chồng anh không có con và anh không có thân nhân nên tất cả mọi tình thương anh dành cho vợ anh, anh biết ngày còn ở Việt Nam chị Tám đã hy sinh nhiều cho anh thế nên anh muốn bù đấp phần nào ngày xưa chị khổ cực, chính vì thế anh cố gắng làm để chị được thảnh thơi, mà ở nhà hoài thì chị cũng chán, anh dạy cho chị lái xe và sắm cho chị một chiếc không phải mới tinh nhưng cũng không củ lắm để chị tự do đi lại cho đở nhàm chán, anh ghi tên cho chị học tiếng anh để giao thiệp, cũng chính vì chuyện nầy mà gia đình anh bắt đầu gợn sóng từ đó...trong lớp học người ta dạy cho chị biết ở Úc phụ nữ là số một là ' Lady first' cái chữ Lady first nầy thật tai hại, chị bắt đầu cho chị cái quyền mà từ trước đến nay chị chưa bao giờ nghỉ đến đó là quyền bình đẳng với chồng, chị lại nghỉ hai chữ bình đẳng theo ý chị có nghiã là chị làm chuyện gì thì chồng chị cũng phải làm cái đó, như nấu cơm, giặt đồ mặc dầu chị ở không chồng thì đi làm đầu tắc mặt tối cũng phải làm...vì thương vợ anh Tám cũng không phàn nàn, nghỉ đến ngày xưa khi anh bị cộng sản nhốt chị một lòng nuôi anh nên giờ đây có chìu chị một chút cũng chẳng sao..lâu ngày thành thói quen, chị Tám tưởng mình có cái quyền thật sự và từ đó chị thường hay vắng nhà để đi tán gẩu bỏ mặc anh Tám đói no không màng, anh Tám buồn lắm, đã nhiều làn anh nói mà chị cũng không nghe lại còn gây với anh chị nói:
- Tôi còn về nhà nầy là phúc cho anh lắm rồi còn đòi hỏi gì nữa? nhìn anh Tám chị nói tiếp:
- Ra ngoài họ coi tôi như bảo vật, tôi chưa bỏ anh là may cho anh rồi đó.

Mới hôm nào là kẻ phản quốc!!! Hôm nay là Việt kiều..ha ha!!

        Câu nói của chị làm cho anh Tám không dằn đươc cơn giận, mọi chuyện anh chịu đựng từ trước đến giờ điều tuôn ra hết, hai người gây nhau dử dội và chị Tám ôm gối ra đi không về nữa, anh Tám sống một mình và chờ đợi chị quay trở lại nhưng đó chỉ là chuyện viển vong cho đến ngày kia anh biết đương là vợ của anh hiện đang sống như vợ chồng với ông thầy dạy tiếng anh cho chị, anh buồn lắm chán ngán cuộc đời, một thân một mình không vợ con anh không tha thiết đến cuộc sống hiện tại, ngày ngày anh chỉ đi đến nhà người quen gầy tiệt ăn nhậu mà thôi..
         Ngày tháng qua mau thắm thoát mà chị Tám đã bỏ anh gần hai năm, anh nghe người ta đồn ông thầy dạy tiếng anh và chị Tám cũng đã tan vở bởi ông ta có đứa học trò khác trẻ và đẹp hơn chị nhiều...âu cũng là số mạng, nghe vậy anh Tám thấy xót xa trong lòng mặc dầu chị đối xữ không tốt với anh nhưng tình nghiã vợ chồng từng chung chăn xẽ gối anh dự tính trong lòng nếu chị Tám quay về anh sẽ tha thứ cho chị... kể từ ngày anh Tám nghe tin vợ anh bị ông thầy dạy tiếnh anh bỏ anh Tam cũng bỏ nhậu không buông thả cuộc sống như những ngày qua anh cố làm trở lại, ngày ngày anh mong đợi một bóng hình đó là vợ anh...thế mà ngày lại ngày qua hình bóng ấy vẫn biệt vô âm tín, có lẻ chị Tám cảm thấy xấu hổ nên đã dọn đi tiểu bang khác mà sống rồi cũng nên, buồn tình anh trở lại làm bạn với thần ve chai, nhưng những bạn nhậu của anh ngày trước thấy anh thì tránh, càng làm anh tùi thân, làm được đồng nào anh mua rượu đồng đó, một mình uống cho thật say rồi ngủ.
     Cọc..cọc ..cọc..tiếng gỏ cửa càng lúc càng lớn làm anh Tám tỉnh giấc, anh lăn qua lộn lại mà không tài nào dậy nỗi, hôm qua anh uống hơi nhiều, một mình mà anh làm hết chai Johnny Waker anh gượng dậy mà cũng hkông xong. Bên ngoài người khách thấy gỏ cửa hồi lâu mà không ai trả lời, lại gỏ mạnh hơn, vừa gỏ vừa kêu lớn:
- Anh Tám ơi có nhà không? mở cửa, hai Côn Đảo nè.
     Nghe tiếng hai Côn Đảo anh Tám trả lời:
- Chờ một chút! Từ từ tao mở làm gì mà la um sùm vậy, vừa nói anh Tám đưa tay mở cửa, cánh cửa vừa hé thì hai Côn Đảo ập vào như thanh tra đến kiểm tra, anh nhìn dáo dác rồi hỏi:
- Ê, nó đâu rồi?
- Nó nào?
- Thì con bồ mầy đó.
- Bồ gì? tao làm gì có bồ, cười gượng anh Tám nói tiếp: mầy nói chơi hoài, ở xứ nầy con người trắng tay như tao thì làm gì mà kiếm được bồ...bồ ột thì có.
        Hai Côn Đảo thấy anh Tám nói cũng có lý nên thôi, nhìn anh hồi lâu hai Côn Đảo mở lời, mà mầy có chịu không? nếu mầy chịu thì có bồ liên chớ gì? tao giới thiệu cho, con của người quen, năm nay được 25 tuổi, gia đình muốn gả nó cho Việt Kiều, ba nó nhờ tao kiếm người đàng hoàng và không bị ràng buộc gia đình, hơn nữa tao cũng muốn giúp mầy thoát cảnh cô đơn, mày chịu tao liên lạc cho mầy gặp mặt.
        
 Tòa ?ô Chánh VNCH     
          Thằng hai Côn Đảo nói một hơi giống như học thuộc lòng, anh Tám nghe nó nói mà chán ngán, cuộc sống của anh nó đã biết, không tài sản, không nghề nghiệp, cơm bửa đói bửa no, thế mà nó chọn tôi, nhìn nó một hồi...tôi hỏi?
- Mầy nói chơi với tao phải không? năm nay tao ngoài năm mươi tuổi, hơn nữa tao làm gì có tiền mà cưới vợ, thôi đi mầy ơi, đừng ngạo tao mà! thằng hai nói.
- Mầy đừng lo tao không có nói chơi với mầy đâu, còn vấn đề tiền bạc từ từ rồi tao tính cho, quan trọng là mầy chịu hay không mà thôi. Nói xong hai Côn Đảo từ giả ra về, trước khi đi nó còn dặn thêm, mầy xuy nghỉ cho kỷ rồi cho tao biết sớm nha, chổ tốt không chờ mầy lâu được đâu, nhìn lại thân mầy đi, có cơ hội thay đổi cuộc đời của mầy thì mau mau nắm lấy, đời người cái may không đến hai lần đâu, thôi tao về.
      Mấy ngày nay anh Tám suy nghỉ thật nhiều về câu nói của thằng Hai 'cơ hội thay đổi cuộc đời' rồi nhìn lại mình anh thấy thằng Hai nói cũng đúng, đây chính là cơ hội cho anh thay đổi cuộc đời, trong đầu nữa muốn nữa không, anh ngờ vực thằng hai Côn Đảo ghẹo anh, gài cho anh mắc câu làm trò cười cho nó, nghĩ vậy anh phớt lờ không nghĩ đến chuyện thằng hai Côn Đảo nói nữa.
         Phần thằng hai côn Đảo chờ cả tuần mà chẳng thấy anh Tám trả lời nó nghỉ anh Tám làm phách, trong lòng giận lắm, nó tưởng khi nghe chuyện nầy anh Tám sẽ mừng vô cùng và chấp nhận liền chứ anh đâu ngờ anh Tám lại làm phách đến thế, nó định bỏ cho anh Tám chết luôn, nhưng nghỉ đến món tiền hậu hỷ mà gia đình ông bạn hứa đền ơn khi xong việc, với lại tìm hết Virginia không có ai hội đủ điều kiện như anh Tám thành ra nó đành nuốt giận mà đến nhà anh Tám lần nữa.
        Vừa đến nhà anh Tám, thằng hai không cần gỏ cửa mà gọi lớn.
- Ê Tám Tiền ơi mầy có nhà không? nghe tiếng thằng Hai anh Tám đoán chừng nó qua để chọc quê anh, trong đầu đả chuẩn bị sản anh điềm nhiên hỏi?
- Gì đó Hai, mầy kiếm tao có chuyện gì không? hôm nay tao không nhậu đâu, hết tiền xái rồi có chổ mướn tao đi làm vài bửa kiếm chút đỉnh tiêu xài. Biết anh Tám đang cầu tiền, thằng hai Côn Đảo nắm lấy cơ hội nó vào đề ngay.
- Làm chi cho cực Tám ơi...mầy chịu cưới em họ tao thì mặc sức mà ăn nhậu khỏi phải đi làm thuê làm mướn lại còn có người hầu hạ đã vậy những đêm đông giá lạnh cũng có người ôm ấp cho ấm áp cỏi lòng..
        Lần nầy nghe thằng hai nói và nhìn cử chỉ của nó anh tin là nó nói thật, anh muốn biết thêm về gia đình của người vợ tương lai nên nhẹ nhàng nói.
- Anh vô nhà làm chai bia rồi mình tính, nghe anh Tám kêu mình bằng anh nó thò lỏ con mắt ra nhìn anh Tám rồi hỏi?
- Mầy kêu tao bằng gì? anh Tám trả lời thật tự nhiên.
- Thì trước sau gì cũng kêu anh bằng anh mà, thắc mắc làm gì, vô làm một chai đi anh.
         Nghe anh Tám nói vậy thằng hai biết ngay là anh đã chịu, nó ở lại nhậu cho đến khuya, rượu vào lời ra, nó nói:
- Tao nói thật cho mầy nghe, con Hường mà tao giới thiệu cho mầy, nó không có bà con gì với tao hết, ba mẹ nó là bạn thân với anh của tao có cùng họ nên anh tao nhận làm bà con chớ đâu có ruột thịt gì, hắn biết tao ở Úc nên nhờ tìm người giới thiệu, thú thật với mầy nếu tao không kẹt vợ con thì làm gì tới phiên mầy, tao không biết nó vì lúc tao đi vượt biên nó chưa chào đời, nhưng nghe nói nó đẹp và giỏi lắm, một tay nó lo trong ngoài chuyện làm ăn của ba nó, ổng khoãng tuổi tao với mầy nhưng không thèm làm nữa bởi ỷ lại vào vợ và con, càng nghỉ tao càng thấy tiếc.
         Nghe thằng hai tâm sự, anh Tám chợt thấy trong lòng không yên, sự chênh lệch tuổi tác quá xa và biết được ông già vợ tương lai bằng tuổi của mình làm anh Tám chùn bước, anh nói:
- Hai à, tao muốn rút lại lời hứa, không cưới con em họ của mầy đâu..thằng Hai nghe anh Tám nói nó tỉnh rượu ngay nó biết mình lở lời, nó dịu giọng nói:
- Tuy con Hường còn nhỏ tuổi nhưng nhìn nó với mầy cũng xứng đôi lắm, còn ông gìa nó thì ngại gì, mầy đâu có ở chung nhà với ông ta suốt đời đâu mà ngại với ngùn, thôi quyết định vậy nha, tao về để còn chuẩn bị.
        Nói xong thằng Hai đứng lên và đi ngay không cho anh Tám có cơ hội trả lời như sợ anh Tám đổi ý.
Còn lại một mình, anh Tám suy nghỉ thật nhiều, như lời thằng Hai nói thì gia đình cô Hường giàu có, cuộc sống không khó khăn mà tìm đường thoát, như vậy đi Úc làm gì? họa chăng là muốn thở không khí tự do...nhưng cô ta là gái hơn nữa không dính dáng gì đến chế độ củ thì cũng đâu đến nỗi bị quản chế mà phải trốn chạy Cộng sản. Tự hỏi rồi không thể trả lời!..Anh lo sợ cho tương lai đã một lần tan vở anh hiểu được khổ đau như thế nào, anh không muốn một lần nữa đau khổ, trong đầu nãy sinh nhiều ý nghỉ xung khắt nhau làm anh Tám thiếp đi lúc nào không biết.
         Về phần thằng Hai khi về đến nhà nói điện thoại ngay cho anh của nó ở Việt Nam mặc dầu đã khuya, nó kể rỏ mọi sư cho anh nó biết và xúc tiến càng nhanh càng tốt, chuyện quan trọng là chuyển ngay cho nó một số tiền để mua vé phi cơ cho anh Tám về Việt Nam mà lo đám cưới.
         Đêm nay anh Tám nằm lăn qua lộn lại mà không tài nào ngủ được, đã hơn hai mươi năm biệt xứ, ngày ra đi anh không nghỉ là anh sẽ trở về vì anh là dân mồ côi, khi lấy vợ thì gởi thác tất cả cho gia đình vợ, từ khi chị Tám bỏ anh, anh coi cuộc đời chẳng còn gì lưu luyến nữa, thế mà ngày mai anh lên đường về Việt Nam, không phải về thăm thân nhân mà về cưới vợ...anh cười mỉa mai cho chính bản thân anh, anh không hiểu lý do gì mà cô Hường chấp nhận làm vợ anh, với hoàng cảnh của anh, thật sự mà nói xin làm bạn cũng không xứng chứ tư cách gì được làm chồng, thế mà sự thật hiển nhiên người ta xin để được làm vợ anh, thằng Hai nói với anh nếu anh từ chối chuyện nầy nó từ anh không làm bạn với anh nữa, bởi nó đã lấy tiền của gia đình cô Hường, nghe vậy tôi giận lắm, chuyện tình cảm giống như đi mua hàng, mà tệ hơn là người đi mua không phải là tôi, chuyện chung thân của tôi mà người ta quyết định, bằng mọi cách họ làm cho tôi phải chấp thuận măc kệ tôi có bằng lòng hay không, đôi lúc tôi tự chán ghét bản thân tôi, vì tiền mà tôi đành khuất phục, tôi không còn là tôi của ngày xưa, tâm hồn của một ông thầy giáo tánh tình ngay thẳng, đứng đắn và tự hào để làm thầy đám học trò, dạy cho chúng biết thế nào là cuộc sống lành mạnh, không lọc lừa...vậy mà tôi đã lọc lừa người khác...tôi không biết cô Hường nào đó có biết tôi là thằng hiện tại không nghề nghiệp sống lang thang qua ngày hay không? thằng Hai có thật tình nói cho gia đình cô ta biết sự thật về tôi hay là nó thêm mấm dậm muối vẻ cho tôi cái áo khoát tuyệt vời để làm mờ đôi mắt gia đình cô ta, theo như lời thằng Hai nói thì gia đình cô ta thật khá giả, nên chuyện tìm cách đi nước ngoài để kiếm sống thì không đúng, hơn nữa tôi và ba cô ta tuổi tác gần bằng nhau mà cô ta cũng chịu, như vậy vì cái gì? bao nhiêu câu hỏi trong đầu làm tôi thiếp đi lúc nào không biết....tiếng thằng Hai kêu làm tôi giựt mình, tôi uể oải đi ra mở cửa, vừa thấy tôi thằng Hai cằn nhằn:
- Mầy làm gì mà tới giờ chưa thức, nếu tao qua trể chắc mầy còn ngủ.
- Làm gì mà mầy quýnh quáng lên vậy, mới có 3 giờ sáng hà.. thằng Hai lại cải.
- Nhưng mầy phải dậy sớm để chuẩn bị.
- Chuẩn bị gì? Mầy làm như tao là con gái không bằng..mặc bộ đồ vô là đi, tao đâu có gì mang theo mà chuẩn với bị...hơn nữa tao đâu có thân nhân ở bên ấy thành ra không cần quà cáp gì hết.
- Mầy nói vậy đâu có được, ông chủ hảng gà về Việt Nam mà lè phè như mầy cho người ta cười chê à, ít ra cũng phải ăn mặc cho tươm tất một chút, tao đã mượn cho mầy bộ đồ vest rồi mau đi xúc miệng rồi thay quần áo, tao đưa ra phi trường. Câu chủ hảng gà thằng Hai vừa nói tôi nghe chán váng cả mặt mày, tôi không tin vào tai của mình nên hỏi lại:
- Mầy nói tao là chủ gì?..
- Thì mầy là chủ hảng gà.. thằng hai trả lời một cách không ngượng, tôi nói ngay:
- Thôi đi mầy ơi mầy nói dóc quá mạng tao không dám đi gặp người ta nữa đâu, nhở người ta hỏi không biết đường trả lời mà mang nhục.
- Mầy đừng sợ, họ không dám hỏi mầy cái gì đâu, tao đã nói với họ rồi, ngày xưa mầy là thầy giáo, tuy bây giờ mầy thành công trên thương trường như mầy vẫn mang trong đầu là người có kiến thức mầy ghét ai nhắc đến việc làm của mầy, nhất là kêu mầy bằng ông chủ hảng gà...an lòng mà đi cưới vợ đi...mọi chuyện tao đã sắp xếp xong rồi..thôi mau lên kẻo trể.
       Nó nói một hơi rồi hối tôi thay đồ cho mau không cho tôi có cơ hội trả lời, dường như nósợ tôi trốn, mà thật vậy tôi muốn trốn nó tôi quen nó từ ngày làm farm, nó làm trước tôi, nhớ ngày tôi và vợ tôi mướn miếng đất 5 acres kế bên farm của nó, lúc đầu ra làm không biết gì cũng nhờ nó chỉ giúp, mặc dầu nó cũng không khá hơn tôi mấy nhưng làm lâu nên cũng có chút kinh nghiệm, bản tính của nó khác tôi khi làm chuyện gì thì nó muốn có kết quả ngay, mặc kệ hậu quả, như chuyện hôm qua nó dám nói sạo với gia đình bên vợ tương lai của tôi, trong đấu tôi đã tính sẳn khi gặp mặt cô Hường tôi sẽ nói sự thật về tôi cho cô nghe tùy cô quyết định, nghỉ vậy tôi an lòng cho nó chở tôi ra phi trường, trên đường đi nó dặn tôi đủ điều, nó sợ tôi làm hỏng việc, không biết là nó thương gia đình cô Hường hay nó làm mai mối ăn tiền đầu nên nó quá sốt sắn làm cho tôi cảm thấy khó chịu, tôi hối hận vì đã hứa với nó, trong một phút yếu lòng tôi đã quyết định kém suy nghỉ giờ đây hối hận thì đã muộn, thôi thì cứ để số mệnh đẩy đưa.
        Từ khu khám xét hành lý tôi nhìn thấy bên ngoài đông như nhóm chợ, theo lời thằnh Hai dặn gia đình cô Hường và anh của nó cùng đi đón tôi ở phi trường, họ cầm bảng có để tên tôi, chính cô Hường cầm bảng, ra đến ngoài tôi chẳng thấy có cô nào cầm bảng hết chỉ có người đàn ông trạc tuổi tôi cầm tấm bảng viết vỏn vẹn có chữ 'Tiền' hắn nhìn tôi và tôi nhìn hắn cười cười tôi tiến lại hắn và hỏi:
- Anh ...có phải người nhà của cô Hường không?
- Đúng rồi...chú Tiền phải không? nảy giờ tôi nhìn chú mà không dám hỏi, bởi theo lời thằng Hai dặn thì chú mặc áo lớn màu nâu, nhìn chú mặc áo sơ mi tôi tưởng người khác hơn nữa nó nói chú trẻ lắm chớ đâu phải...hắn bỏ lửng câu nói, tôi biết là hắn thấy tôi già hơn hắn nghỉ, tôi cũng không chấp nhứt làm gì, tôi có chủ ý rồi, coi như làm một chuyến du lịch, nếu chuyện không thành, khi về thì đi làm thuê kiếm tiền trả lại chi phí cho thằng Hai thì êm cả làng.
- Chú Tiền lại đây tôi giới thiệu cho chú biết mặt con Hường con củ tôi và anh thằng Hai, tôi đi theo hắn như người máy, không biết phải xưng hô làm sao. Tôi nhìn ra được ba cô Hường thất vọng vẻ bề ngoài của tôi, tại thằng hai côn đảo nói sạo với người ta và mức độ sạo cở nào thì tôi chưa biết được hết, trước khi đi nó nói tôi là chủ hảng gà, tưởng chỉ có chuyện đó thôi chớ tôi đâu có ngờ cả hình dáng tôi nó cũng không từ, giờ đây tôi dở khóc dở cười, tại tôi tất cả, thú thật tôi muốn chui xuống đất cho khỏi ngượng, rồi việc gì đến vẩn đến, đối diên cô Hường tôi mới ngở ngàng ít ra thằng Hai cũng nói đúng một điều cô 'Hường và tôi cũng xứng đôi' có lẻ cô ta là nồng cốt gia đình ngày ngày làm lụn vất vã nên trông cô lớn hơn số tuổi cô ta rất nhiều, nghỉ vậy tôi có cảm tình với cô ta ngay.
- Chào cô Hường tôi nói
- Chào..chào..anh, tiếng anh thoát ra từ miệng cô ta rất nhỏ, tôi biết cô ta cũng như tôi không biết phải xưng hô làm sao cho đúng, bởi tôi là người sẽ cưới cô ta làm vợ, bằng không có lẻ cô ta đã gọi tôi bằng bác! biết tôi không có thân nhân, gia đình cô Hường sắp xếp cho tôi ở chung nhà.
      Thế rồi mọi sự cũng trôi qua theo ý muốn của tôi, tôi nói sự thật cho gia đình cô Hường nghe cuộc sống của tôi ở Úc, kể cả việc bị vợ bỏ, không dấu chi tiết nào, gia đình cô ta cũng có cảm tình với tôi sau thời gian chung sống, tuy có một tháng mà tôi và ba cô Hường thân nhau như đôi bạn lâu năm, ông ta tê Vinh, lê hoàng Vinh năm nay lớn hơn tôi một tuổi, ngày xưa là sĩ quan quân đội VNCH, cũng bị tù đày với chế độ cộng sản, đáng lý được đi Mỹ theo diện HO nhưng ông không chịu đi vì ông hận Mỹ đã phản bội VNCH để cho miền nam Việt Nam lọt vào tay cộng sản.
       Thấy gia đình anh Vinh cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc cả nhà đoàn tựu, cái không khí mà tôi thèm muốn nhưng nào có được, nó thoát khỏi tầm tay tôi từ lâu giờ đây hưởng ké vỏn vẹn trong một tháng cũng làm tôi suy nghỉ thật nhiều, tôi quyết định không buông xuôi cuộc sống nữa, khi trở về Úc tôi sẽ làm lại từ đầu tuy hơi trể nhưng vẫn còn kịp.
        Thắm thoát mà thời gian 5 tuần trôi qua thất nhanh, ngày mai tôi trở lại Úc, tối nay tôi muốn nói chuyện thật nhiều với anh Vinh, nghỉ đén thằng Hai tôi biết nó sẽ chửi cho tôi một trận vì đã làm vỡ chương trình của nó và dám nói sự thật hoàng cảnh cho than nhân nó biết...thà bị thằng Hai sỉ vã cón hơn nghe theo nó để đi vào bước chân củ tan vỡ gia đình rồi đau khổ thêm lần nữa, với ý nghỉ đó tôi thấy thật an lòng và khẻ mĩm cười...
- Anh nghỉ gì mà cười vậy? tôi trả lời cả tháng nay ở trong nhà anh tôi thấy cuộc sống của anh quá đủ đầy về mặt tinh thần lẩn vật chất, tại sao anh lại muốn cho cháu Hường đi lấy chồng nước ngoài, nhở bị lường gạt sẽ làm khổ cho con anh. Nghe tôi nói vậy anh khẻ lắc đầu rồi nói:
- Thật sự tôi không biết cuộc sống ngoài kia như thế nào chứ những người trong xóm có thân nhân ở nước ngoài về ai ai cũng thành danh, chủ hảng nầy hảng nọ, tiền của dồi dào vả lại không phải làm khổ cực, tôi thấy con Hường làm lụn tay lấm chân bùn tôi đau lòng muốn nó có tấm chồng khá dã để nhờ mai sau, hơn nữa nó mới 25 tuổi mà nhìn nó ngoài 30 mươi nên tôi nhờ thằng Hai tìm hộ một người, tôi không ngờ nó lại gạt tôi, may mà anh là người đàng hoàng đã cho tôi biết sự thật chớ không thì tôi hối hận suốt đời, mà thằng Hai ở bên Úc làm gì? anh nói cho tôi biết được không? tôi nghe hình như nó là tổng giám đốc hảng xe hơi gì đó tôi quên rồi. Nghe anh Vinh nói thằng Hai lài tổng giám đốc hảng xe hơi tôi thất kinh hồn vía, đã biết nó gạt tôi nhưng tôi cũng không ngờ là nó gạt cả người thân của nó, tôi nói với anh Vinh:
- Những gì nó nói với anh tôi mong anh đừng tin, ở đâu cũng phải làm mới có ăn, sự thật mà nói, đời sống ở Úc về an sinh xã hội có phần tốt đẹp hơn Việt Nam, nhưng khi đi làm thì phải đóng thuế, chánh phủ lấy tiền thuế để lo cho xã hội, còn việc làm thì tùy trình độ của từng cá nhân, anh muốn làm giám đốc không phải dể, công việc nầy đòi hỏi kinh nghiệm và bằng cấp, nói tóm lại tin hay không là do anh nhận xét, theo tôi thì đời sống hiện tại của anh hơn gắp bội lần nhiều người ở Úc...Tuy mới biết anh trong mấy tuần qua tôi không thể làm ngơ khi biết anh tính sai mà không nói, cả tháng nay tôi chứng kiến việc làm của cháu Hường tuy có cực nhưng tôi chắc không cực hơn ở Úc đâu, đó là lời chân thành, anh suy nghỉ cho kỷ rồi quyết định, đừng cả tin người ta mà thêm khổ, ngày mai tôi trở về Úc và không biết bao giờ mới gặp lại anh, sự nghiệp mà anh đang có hơn nhiều người đang sống ở Úc, bằng chứng là anh hơn tôi nhiều, thôi chúng mình đi ngủ để mai còn đi cho sớm.
         Tôi về đến Úc đã hai ngày rồi mà không thấy thằng Hai đến, nó đã giận tôi, từ nay tôi mất đi một thằng bạn nhậu!   Có giọng gọi từ sau:
-Anh Tám ơi...anh Tám ơi...
- Ơi, tôi ở ngoài nhà kiếng nè, ai đó?
- Tư mua dưa đây
- Phá hết rồi chị ơi, đang dọn chuẩn bị xuống đám mới, làm gì có dưa mà bán.
- Tôi qua anh không phải để mua dưa, nghe chị Tư nói vậy tôi đứng lên vừa đi ra vừa hỏi:
- Chị không đi mua dưa, vậy chị qua tôi có chuyện gì? chị Tư nói: - Thì anh lại đây tôi nói nhỏ cho mà nghe, làm gì mà la um sùm vậy. Tôi đi lại gần và hỏi:
- Chuyện gì mà có vẻ bí mật quá vậy chị?
          Nhìn tôi chi nói:
- Biết anh đang sống một mình tôi thấy tội nghiệp, làm cực khổ mà còn phải lo cơm nước, tôi có người bà con có đứa con gái năm nay được 24 tuổi muốn lấy chồng nườc ngoài, nếu anh chịu tôi giới thiệu cho, gia đình đàng hoàn lại ở quê nên thật thà lắm, tuy cô ta nhỏ tuổi nhưng đứng gần anh nhìn cũng xứng đôi lắm ..... ôi, đúng là nghiệp chướng ...tại sao thiên hạ không nhìn vào thực tế, mà cứ mãi đeo đuổi những thứ hư danh một cách mù quáng để phải trả giá quá mắc cho hai chữ 'Việt Kiều..'
     Phạm Hoàng Hôn